Thông điệp truyền thông là gì? Thông điệp truyền thông là những yếu tố mà nhà quản trị truyền thông muốn lưu lại trong tâm trí của đối tượng nhận tin. Qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hơ đến bạn đọc cùng tham khảo nhé.
Mục Lục
Thông điệp truyền thông là gì?

Thế giới phẳng mang đến lượng thông tin lớn cho tất cả mọi người mỗi ngày. Chúng ta có thể tiếp nhận hàng ngàn thông tin truyền thông, quảng bá liên tục. Thực sự khó có thể dung nạp tất cả những thông tin với số lượng dữ liệu lớn như vậy một cách hiệu quả. Và đó cũng chính là lý do thông điệp truyền thông được ra đời. Đây là một phương tiện hiệu quả để các thương hiệu có thể gửi thông điệp và thu hút khách hàng.
Trong tiếng Anh, cụm từ Media Message hay còn được gọi là thông điệp truyền thông. Và đó cũng là tất cả nội dung cốt lõi, trọng tâm nhất mà thương hiệu, doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng của mình. Bên cạnh đó, đây cũng là cách định hướng khách hàng chú ý đến sứ mệnh, tầm nhìn của doanh nghiệp.
Xem thêm Khái niệm về Remarketing trong kinh doanh bạn cần biết
Tại sao doanh nghiệp lại cần đến thông điệp truyền thông?
Vai trò lớn nhất mà thông điệp truyền thông đem lại chính là sự thay đổi tích cực trong nhận thức, cảm xúc và hành vi của công chúng mục tiêu với thương hiệu. Bởi bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn thương hiệu mình có được dấu ấn trong tâm trí của khách hàng, bên cạnh yếu tố về cảm xúc, họ còn có thể tạo nên lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cùng ngành.
Một thông điệp truyền thông sáng tạo sẽ:
+ Thu hút thêm nhiều sự chú ý của khách hàng hơn về thương hiệu
+ Tạo nên tính nhắc nhở và cân nhắc đến sản phẩm của thương hiệu đầu tiên khi khách hàng nảy sinh nhu cầu
+ Là động lực để khách hàng tìm kiếm nhiều thông tin về sản phẩm
+ Thông tin sẽ được xử lý ở mức độ sâu hơn giúp khách hàng nắm bắt thêm nhiều giá trị doanh nghiệp đem lại.
Các dạng thông điệp phổ biến

Hiện nay, hầu hết các thông điệp truyền thông đều được xếp vào 2 loại chính và sẽ được áp dụng một cách đa dạng cho từng thời điểm và từng loại sản phẩm phù hợp mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp/ tổ chức
Thông điệp truyền thông theo giọng điệu
Thông điệp truyền thông không chỉ cần nắm bắt và tác động các xu hướng tâm lý học của khách hàng mà còn phải thể hiện những ý nghĩa nội dung của doanh nghiệp một cách bao quát với giọng điệu phù hợp. Giọng điệu này nên được điều chỉnh để phù hợp với tính chất và đặc trưng riêng của từng sản phẩm.
Ta có thể lấy ví dụ về sản phẩm website của Brandinfo với những giọng điệu khác nhau để bạn có thể dễ dàng so sánh và nhận định.
+ Giọng điệu mang tính thông tin: Website là cửa hàng trực tuyến, là công cụ giúp bạn tiếp cận và tăng lợi nhuận từ nguồn khách hàng trên Internet
+ Giọng điệu mang tính đe dọa: Nếu không sử dụng website của Brandinfo, bạn đang tự đánh tụt doanh nghiệp mình lại phía sau giữa thời đại công nghệ số.
+ Giọng điệu mang tính khuyến khích: Hãy sử dụng website của Brandinfo là cách bạn đưa doanh nghiệp mình nâng tầm giá trị thương hiệu.
Thông điệp truyền thông theo mục đích
Mục đích của các doanh nghiệp/ tổ chức là không giống nhau đã tạo nên sự khác biệt hóa trong việc tạo dựng thông điệp truyền thông. Ở mỗi lĩnh vực, sản phẩm, thông điệp truyền thông đòi hỏi những yêu cầu sáng tạo riêng
Mục đích chính trị, xã hội: thông điệp đưa ra nhằm tuyên truyền, thay đổi nhận thức và hành vi của công chúng. Một ví dụ thực tế nhất hiện nay như “Không tập trung nơi đông người để tránh lây nhiễm dịch bệnh Covid – 19” hay thông điệp ý nghĩa của OMO “ trồng cây, trồng trải nghiệm”.
Mục đích về thương mại: là cách định vị thương hiệu, sản phẩm tới nhận thức của công chúng nhận tin mục tiêu như “ Nước khoáng Lavie – Một phần tất yếu của cuộc sống”
Những bước xây dựng thông điệp truyền thông
Thông thường, các đơn vị sẽ cần trải qua 5 bước để tạo ra một thông điệp truyền thông. Cụ thể gồm:
Giai đoạn 1: Xem xét, bắt đầu thu thập thông tin, dữ liệu
Thông điệp truyền thông là gì? Mỗi công ty, tổ chức đều sở hữu một thị trường mục tiêu riêng. Lúc này cần xác định đối tượng nào là đối tượng sẽ tiếp nhận tin mục tiêu. Hãy khai thác và thu thập tất cả những thông tin có liên quan đến đối tượng đó. Những thông tin này sẽ giúp bạn hấp dẫn sự quan tâm của họ đồng thời hình thành nên giá trị cho chính thương hiệu đó. Các bạn có thể áp dụng một số phương pháp thu thập như khảo sát, phỏng vấn, feedback…
Giai đoạn 2: Khai thác và xử lý dữ liệu
Sau khi đã thu thập được đủ dữ liệu có liên quan đến đối tượng nhận tin mục tiêu, mọi người cần nhóm tất cả chúng lại để có thể đưa ra một Insight thật khái quát của người dùng về thương hiệu. Qua đó, giúp cho bạn thấy được những khía cạnh của người dùng mà họ đã đạt được, những khía cạnh cần có sự thay đổi, điều chỉnh nhằm tối ưu giá trị cung cấp cho khách hàng mục tiêu.
Ý tưởng của thông điệp truyền thông sẽ phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng công ty, doanh nghiệp để đưa ra được lựa chọn phù hợp. Ý tưởng cần được xác định theo các tiêu chí như sự độc đáo, mới lạ, khác biệt… dựa trên lợi ích, đặc tính hay định vị thương hiệu của chính tổ chức đó.
Giai đoạn 3: Hành động
Thông tin sau khi được xác định và xử lý sẽ giúp tạo ra những ý tưởng sáng tạo. Cần đưa ra được nhiều ý tưởng khác nhau để thảo luận, bàn bạc để có thể chọn ra được một ý tưởng có sức thuyết phục nhất.
Giai đoạn 4: Thống nhất các ý tưởng
Hình thành hay đúng hơn là thống nhất ý tưởng sau khi đã thảo luận và bàn bạc một cách kỹ lưỡng với rất nhiều ý tưởng khác nhau. Ý tưởng đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí sẽ được đánh giá dựa trên quy tắc SMILE.
Xem thêm Tổng hợp những kinh nghiệm marketing online thành công của các chuyên gia
Giai đoạn 5: Xây dựng ý tưởng theo đúng yêu cầu thực tiễn

Thông điệp truyền thông là gì? Ý tưởng thông thường sẽ được phác thảo dưới hình thức các mẫu quảng bá hoặc kịch bản. Ý tưởng này cũng sẽ được công bố trước người dùng tiềm năng trong sự kiện trình bày ý tưởng. Việc hình dung rõ nét được ý tưởng và đánh giá được mức độ khả thi của nó, thông điệp truyền thông lúc này cũng cần phải được đảm bảo tính hiệu quả.
Qua bài viết trên Banhangzalo.com đã cung cấp các thông tin về thông điệp truyền thông là gì? Các dạng thông điệp phổ biến. Hy vọng những thông tin trên của bài viết sẽ hữu ích vơi các bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết này nhé.
Lộc Đạt – Tổng hợp
Tham khảo ( mona.media, brandinfo.biz, … )