Hiệu ứng lan truyền là gì? Từ xa xưa, con người luôn phải thích ứng để có thể tồn tại. Và hiệu ứng lan truyền chính là bằng chứng cho thấy con người thường dễ thích ứng với những gì xảy ra xung quanh. Qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hơn đến bạn đọc, cùng tham khảo nhé!
Mục Lục
Hiệu ứng lan truyền là gì?

Hiệu ứng lan truyền (tiếng Anh: Social Proof hay Informational Social Influence) là một hiện tượng tâm lý xã hội, trong đó mọi người có xu hướng sao chép/bắt chước hành động của người khác nhằm cố gắng thực hiện hành vi trong một tình huống nhất định. Hiệu ứng này đặc biệt nổi bật trong các tình huống xã hội mơ hồ, không rõ ràng, khi mọi người không thể xác định phương thức hành vi thích hợp và họ bị thúc đẩy bởi giả định rằng những người xung quanh có hiểu biết hơn về tình hình hiện tại.
Hiểu một cách đơn giản, hiệu ứng lan truyền là việc chúng ta nhìn vào người khác để hành xử, liên tục so sánh và bị ảnh hưởng bởi số đông. Mặc dù những hành động này mang tính chủ quan nhưng lại được chúng ta tuân theo bởi niềm tin rằng cách giải quyết của họ là chính xác và đáng tin cậy hơn.
Xem thêm Website chuẩn Marketing là như thế nào? Điều bạn cần biết
Các khuynh hướng chính của Hiệu ứng lan truyền
Bandwagon là một đoàn tàu/ xe dùng để chuyên chở các đoàn diễu hành, gánh xiếc hay đoàn giải trí lưu diễn. Thành ngữ “jump on the bandwagon” (nhảy lên đoàn tàu) được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1848 khi Dan Rice, một anh hề rất nổi tiếng ở thời điểm đó, quyết định dùng đoàn xe của mình và âm nhạc để thu hút sự chú ý nhằm vận động cho Tổng thống Zachary Taylor.
Thành công của chiến dịch dẫn đến việc nhiều chính trị gia khác cũng tham gia vào đoàn xe với mong muốn ăn theo sự thành công của Dan Rice. Thậm chí trong cuộc tranh cử tổng thống năm 1900, bandwagon được xem như là chuẩn mực trong vận động tranh cử và thành ngữ “jump on the bandwagon” (mang hàm ý chê bai) được sử dụng để mô tả những người cố gắng bon chen ăn theo thành công của người khác mà không quan tâm đến đối tượng là ai, kể cả nó đi ngược lại với những nguyên tắc và niềm tin của họ.
Những ví dụ thực tiễn
Hiệu ứng đoàn tàu len lỏi và tồn tại trong nhiều khía cạnh của cuộc sống, nhưng thường thấy nhất trong chính trị và hành vi của người tiêu dùng.
- “Bắt trend” trên các nền tảng mạng xã hội TikTok, Facebook
- Bầu chọn cho ứng viên nào đó vì được nhiều người nhắc đến mặc dù không biết người đó là ai
- Ngó lơ những hành động phạm pháp vì không thấy ai lên tiếng
Ba cách ứng dụng hiệu ứng lan truyền trong Marketing
Ba khuynh hướng trên chứng tỏ việc hiệu ứng lan truyền luôn luôn xuất hiện trong cuộc sống của chúng ta. Trong tâm lý học Marketing, đó chính là điều khiến hiệu ứng lan truyền mang lại hiệu quả. Cùng tìm hiểu cách ứng dụng vào thực tiễn ngay dưới đây.
Sử dụng tính năng xếp hạng và đánh giá
Nhìn chung, bạn càng có nhiều bình luận tốt, sản phẩm của bạn sẽ càng thêm thuyết phục.
Trên các trang thương mại điện tử, các đánh giá và xếp hạng cho sản phẩm tạo cho sản phẩm cũng như người bán tiếng nói tốt hơn.
Chắc hẳn khi mua một món hàng trong số chúng ta đều muốn xem qua phần review và đánh giá. Việc đọc được những đánh giá tốt sẽ là một động lực tuyệt vời để chúng ta tiến nhanh hơn đến quá trình thanh toán. Càng nhiều bình luận đánh giá tốt sẽ khiến não bộ nhận thấy sự an toàn trước khi quyết định mua hay không.
Tạo sự tương đồng
Đây cũng là một cách ứng dụng hiệu ứng lan truyền trong Marketing. Giúp tạo cho khách hàng rằng trước đây cũng đã có người tương tự như mình. Và Shopee cũng như các trang thương mại điện tử khác đã thực hiện điều này. Giúp cho doanh số bán hàng của các cửa hàng online tăng từ 30-40%.
Có rất nhiều người…
Khi gặp một nhà hàng có xếp hàng dài, mọi người cảm giác tin tưởng hơn và nghĩ rằng thức ăn phục vụ ở đó sẽ chất lượng. Như chúng ta chứng minh ở trên, càng đông người thì hiệu ứng lan tỏa càng tốt. Opps… Nhưng khoan đã. Chúng tôi không khuyên bạn nên tụ tập đông người trong thời điểm đại dịch như hiện nay đâu nhé.
Có nhiều cách để tạo ra hiệu ứng đám đông. Như hình hiển thị trên là một cách để tận dụng đám đông để làm nổi bật sản phẩm của mình. Hiển thị lượt xem/ lượt mua sản phẩm số lượng lớn sẽ thúc đẩy doanh số bán hàng hơn.
Ví dụ về social proof – hiệu ứng lan truyền phố biến nhất
Sau khi đã tìm hiểu social proof là gì sẽ có rất nhiều cách để ứng dụng hiệu ứng này vào hoạt động của doanh nghiệp. Dưới đây là tổng hợp 5 ví dụ phổ biến nhất về social proof mà bạn có thể sử dụng.
Xác nhận của người nổi tiếng
Hiệu ứng lan truyền là gì? Với lực lượng người hâm mộ hùng hậu và trung thành, những lời mà người nổi tiếng nói, chiếc áo mà họ mặc, địa điểm mà họ đến, sản phẩm mà họ sử dụng đều tạo nên những hiệu ứng lan truyền.
Xác nhận của citizen
Không chỉ những người có ảnh hưởng, người nổi tiếng mới tạo nên tiếng nói và uy tín đến người dùng khác. Hành động và suy nghĩ của một người dùng mạng xã hội thông thường cũng có thể tạo nên những ảnh hưởng nhất định.
Khi mọi người dùng xung quanh bạn đều đang làm điều gì đó, bạn sẽ có tâm lý lo sợ bỏ lỡ (FOMO) và điều này sẽ thúc đẩy bạn tham gia vào những hoạt động đó.
Xác nhận của chuyên gia
Chuyên gia luôn tạo được niềm tin với mọi người bởi chuyên môn, nghiệp vụ và uy tín của họ. Khi một chuyên gia chia sẻ một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó mà họ hài lòng, những người theo dõi sẽ nhanh chóng tin tưởng, tiếp nhận thông tin, cũng như quyết định sử dụng sản phẩm, dịch vụ đó.
Xem thêm Hướng dẫn chạy quảng cáo zalo vô cùng đơn giản và dễ hiểu
Câu chuyện thành công

Hiệu ứng lan truyền là gì? Không có gì đáng tin cậy hơn những câu chuyện thành công trong thực tế. Thông qua việc chia sẻ những thành công của riêng mình, bạn có thể truyền cảm hứng cho người khác, đồng thời khuyến khích họ thử làm điều tương tự
Qua bài viết trên Banhangzalo.com đã cung cấp các thông tin về hiệu ứng lan truyền là gì? Hiệu ứng lan truyền ứng dụng thế nào?. Hy vọng những thông tin trên của bài viết sẽ hữu ích vơi các bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết này nhé.
Lộc Đạt – Tổng hợp
Tham khảo ( gtvseo.com, skillking.fpt.edu.vn, … )