Chiến lược giá là gì? Chiến lược về giá được doanh nghiệp tính toán bao gồm giá thành sản phẩm, nhân công sản xuất, chi phí quảng cáo, giá cả cạnh tranh, biên độ thương mại và các điều kiện thị trường tổng thể để xác định được giá bán. Qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hơn đến bạn đọc, cùng tham khảo nhé.
Mục Lục
Chiến lược giá là gì?

Chiến lược giá là một chiến thuật giúp đưa ra những phương hướng về giá thành của sản phẩm hay dịch vụ để các cửa hàng cá nhân hay doanh nghiệp có thể đạt được một hay nhiều các mục tiêu marketing.
Ví dụ như gia tăng doanh số bán hàng, gia tăng thị phần, tối đa lợi nhuận,… bằng cách áp dụng cho các sản phẩm, dịch vụ một mức giá hợp lý nhất tại một thời điểm xác định.
Xem thêm SEO offpage là gì? Tại sao phải tối ưu SEO Onpage cho bài viết?
Các loại chiến lược định giá sản phẩm
Cùng đi sâu vào mô tả chi tiết của từng phương pháp định giá sản phẩm giúp doanh nghiệp tìm hiểu về yếu tố làm nên mỗi chiến lược về giá trở nên độc đáo.
Chiến lược dựa trên sự cạnh tranh (Competition-Based Pricing Strategy)
Việc định giá dựa trên sự cạnh tranh còn được gọi là định giá cạnh tranh hoặc định giá dựa trên đối thủ cạnh tranh. Chiến lược về giá này tập trung vào tỷ giá thị trường hiện tại (hoặc tỷ giá diễn ra trong tương lai) cho sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp mà không tính đến yếu tố giá thành sản phẩm hay nhu cầu của người tiêu dùng.
Thay vào đó, chiến lược giá này dựa trên việc sử dụng giá của đối thủ cạnh tranh làm điểm chuẩn. Các doanh nghiệp cạnh tranh trong không gian bão hòa cao có thể lựa chọn chiến lược này vì khoảng chênh lệch về giá có thể là yếu tố quyết định đối với khách hàng.
Với chiến lược định giá dựa trên cạnh tranh, doanh nghiệp có thể định giá sản phẩm của mình thấp hơn, bằng hoặc cao hơn đối thủ cạnh tranh một chút. Cho dù bạn chọn mức giá nào, việc cạnh tranh về giá cũng là một cách để dẫn trước so với đối thủ và luôn giữ cho mức giá được linh hoạt.
Định giá cộng thêm chi phí (Cost-Plus Pricing Strategy)
Định giá cộng thêm chi phí chỉ tập trung vào chi phí sản xuất sản phẩm/chi phí dịch vụ. Chiến lược này còn được gọi là “markup” bởi các doanh nghiệp sử dụng chiến lược này “markup” sản phẩm dựa trên mức lợi nhuận mà doanh nghiệp mong muốn.
Để áp dụng phương pháp cộng thêm chi phí, doanh nghiệp sẽ thêm một tỷ lệ phần trăm cố định vào chi phí sản xuất sản phẩm.
Ví dụ doanh nghiệp bạn sản xuất giày. Chi phí sản xuất là 250.000 và doanh nghiệp muốn thu về lợi nhuận là 250.000 trên mỗi sản phẩm. Do đó, giá bán mà doanh nghiệp đề ra sẽ là 500.000, mức tăng 100%.
Định giá cộng thêm chi phí thường được sử dụng bởi các doanh nghiệp bán lẻ, nhà sản xuất hàng hóa,… Chiến lược này sẽ không phù hợp với các doanh nghiệp kinh doanh dạng dịch vụ hay phần mềm vì giá trị của những sản phẩm này lớn hơn nhiều so với chi phí.
Định giá động (Dynamic Pricing Strategy)

Định giá động còn được gọi là định giá đột biến, định giá theo yêu cầu hoặc định giá dựa trên thời gian. Đây là một chiến lược giá linh hoạt trong đó tính dao động dựa trên thị trường và nhu cầu của khách hàng.
Chiến lược này phù hợp với các doanh nghiệp kinh doanh ngành khách sạn, các hãng hàng không, đơn vị tổ chức sự kiện hay các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tiện ích. Bằng việc áp dụng các thuật toán nghiên cứu giá của đối thủ cạnh tranh, nhu cầu và các yếu tố khác. Các thuật toán này cho phép các doanh nghiệp thay đổi giá để phù hợp với thời điểm và số chi phí khách hàng sẵn sàng chi trả vào đúng thời điểm đó.
Định giá Freemium (Freemium Pricing Strategy)
Freemium là tên gọi được kết hợp bao gồm “Free” (Miễn phí) và “Premium” (Cao cấp), được sử dụng khi các doanh nghiệp cung cấp các phiên bản cơ bản của sản phẩm với hy vọng người dùng cuối sẽ chi trả thêm để nâng cấp hoặc truy cập được nhiều tính năng hơn của sản phẩm.
Khác với định giá chi phí cộng thêm, Freemium là chiến lược thường được các SaaS và các doanh nghiệp phần mềm, công nghệ sử dụng. Họ chọn áp dụng chiến lược này là bởi việc cung cấp bản dùng thử miễn phí luôn là sự gọi mời đối với khách hàng để tạo niềm tin và tiềm năng trước khi họ ra quyết định chi trả để nâng cấp cho sản phẩm đó.
Các bước xây dựng chiến lược giá hiệu quả
Để có thể định giá hợp lý các sản phẩm, dịch vụ mà vẫn có thể đảm bảo được lợi ích doanh số cho các doanh nghiệp và tăng tính cạnh tranh với đối thủ. Hơn nữa là đáp ứng được nhu cầu khách hàng, bạn cần nắm rõ các bước xây dựng chiến lược giá hiệu quả sau.
Bước 1: Phân tích các chi phí sản xuất của doanh nghiệp
Sau đây là các loại chi phí sản xuất mà doanh nghiệp cần quan tâm khi phân tích chiến lược giá:
- Chi phí để vận hành sản xuất sản phẩm bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí văn phòng, máy thi công, lương cho công nhân,…
- Chi phí cho các hệ thống kênh phân phối bao gồm chi phí vận chuyển, chi phí bán hàng,…
- Chi phí cho những hoạt động marketing bao gồm PR, quảng cáo, event hay chi phí cho các hoạt động với mục đích xúc tiến bán hàng,..
Xem thêm Khái niệm về Remarketing trong kinh doanh bạn cần biết
Bước 2: Phân tích tiềm năng của thị trường
Các doanh nghiệp khi tiến hành xây dựng chiến lược giá cho sản phẩm cần phân tích tiềm năng của thị trường và dự báo khối lượng sản phẩm có thể tiêu thụ được bởi nó tác động đến chi phí sản xuất cũng như thu nhập và lợi nhuận doanh số của doanh nghiệp.
Chiến lược giá là gì? Chỉ số E (E=(%sự thay đổi lượng cầu sản phẩm)/(%sự thay đổi về giá)) thường được các nhà kinh tế sử dụng để phân tích tiềm năng của thị trường.
- E>1 (cầu co giãn): Giá thành có tác động lớn đến hành vi của người mua hàng.
- E=1 (cầu co giãn đơn vị): Giá thành có tác động trung bình đến hành vi của người mua hàng.
- E
Bước 3: Xác định được vùng giá lý tưởng và mức giá cạnh tranh phù hợp
Để xây dựng chiến lược giá hiệu quả nhất, doanh nghiệp có thể dựa trên thước đo về chi phí sản xuất, mức độ cạnh tranh thị trường, mục tiêu chiến lược marketing ban đầu và giá bán dự kiến để đưa ra được một giới hạn giá nhất định bằng cách trả lời các câu hỏi như :
- Mức giá hoà vốn (thấp nhất) là bao nhiêu?
- Mức giá cao nhất trong vùng thị trường mà người tiêu dùng có thể chấp nhận được là bao nhiêu?
Bước 4: Dựa trên cơ cấu sản phẩm để xây dựng chiến lược giá
Một cơ cấu giá được xem là hoàn thiện nếu nó thỏa mãn được 3 yêu cầu dưới đây:
- Khả năng cung cấp một khung chi tiết để tính giá sản phẩm cho doanh nghiệp.
- Thể hiện được một cách rõ ràng vị trí của doanh nghiệp khi tiến hành so sánh với giá thành cạnh tranh.
- Phát hiện được những lỗ hổng tài chính để giảm thiểu được các chi phí không cần thiết và tối ưu được giá thành của sản phẩm.
- Khi đã xác định được những bộ phận hợp thành cơ cấu sản phẩm, các marketer có thể đưa ra được mức giá cạnh tranh nhất cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trên thị trường.
Xem thêm Hướng dẫn cách xây dựng ý tưởng marketing trong thời kỳ công nghệ số
Bước 5: Báo giá

Chiến lược giá là gì? Bước cuối cùng trong xây dựng chiến lược giá mà doanh nghiệp cần thực hiện chính là báo giá ngay sau khi doanh nghiệp đã đưa ra được mức cơ cấu giá các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó là đi kèm theo những vấn đề ràng buộc có liên quan đến mối quan hệ giữa đại lý và người tiêu dùng hoặc quyền lợi giữa người bán và người mua để từ đó, dựa trên báo giá để xác định được kênh phân phối hiệu quả.
Qua bài viết trên Banhangzalo.com đã cung cấp các thông tin về chiến lược giá là gì? Các loại chiến lược định giá sản phẩm. Hy vọng những thông tin trên của bài viết sẽ hữu ích vơi các bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết này nhé.
Lộc Đạt – Tổng hợp
Tham khảo ( fastwork.vn, bizfly.vn, … )